Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Phân chia lao động trong tổ mối

Phân chia lao động trong tổ mối
0983 336 957

Mối đất là loại côn trùng có tuổi thọ cao. Ví dụ, con mối chúa có thể sống 15 năm hoặc hơn. Những tổ mối, có thể được tạo ra liên tiếp vào bất kỳ thời gian nào. Lý do khác làm cho mối tồn tại và phát triển mạnh là chúng có thể dùng xenlulo như một nguồn thức ăn. Vì đa số các động vật không thể tiêu hóa được xenlulo và không ăn cây gỗ, riêng mối có ít sự cạnh tranh thức ăn với các loài khác . Cuối cùng, như tất cả các loài khác, mối đất là côn trùng sống thành tập đoàn. Chúng sống trong những tổ lớn, nơi mà tất cả các cá thể sống kết hợp hài hòa cùng nhau trong một tổ chức rất chặt chẽ. Một tổ mối đất có thể có từ khoảng 0.2 – 5 triệu cá thể và có thể có từ 13-14 tổ/0,4ha.
Phân chia lao động trong tổ mối và sự tiến hóa của mối thợ dựa vào nhu cầu của tổ về nguồn thức ăn. Những con mối thợ chịu trách nhiệm đi tìm thức ăn và đem thức ăn về tổ cho các cá thể còn lại của tổ. Vì tổ mối rất lớn (E.g. 100,000 tới 1,000,000) và không phải là tất cả các cá thể đều là mối thợ. Riêng mối thợ được hình thành để kiếm toàn bộ nguồn thức ăn nuôi sống các cá thể khác trong tổ mối.
Tổ mối đất có một kết cấu phức tạp và được phân thành những cấp bậc khác nhau: sinh sản sơ cấp, sinh sản thứ cấp, mối lính, và mối thợ. Mỗi cấp bậc có những trách nhiệm khác nhau. Thời gian hình thành một tổ mối mới và trưởng thành, thông thường từ 5 và 10 năm. Hàng năm có tới một nghìn hoặc hơn nữa loài mối phát tán có cánh từ tổ cha mẹ bay ra và lập thành tổ mới. Sau khi tự tập, mối cánh bị rụng cánh, và những con đực và con cái sống sót ghép thành đôi. Những cặp này trở thành là những con mối vua và mối chúa, hoặc mối sinh sản sơ cấp, lại tạo ra tổ mới. Những con mối vua và mối chúa giao phối định kỳ trong cuộc sống của chúng, sản sinh ra trứng. Dần dần, sự sản xuất trứng được tạo ra bởi mối sinh sản thứ cấp. Ở mối cũng có những cơ quan giới tính đã trưởng thành.
Khi con mối vua và mối chúa chết, mối sinh sản thứ cấp thay thế sinh sản và tiếp tục đẻ trứng duy trì sinh sản cho tổ. Mối sinh sản thứ cấp có thể đẻ trứng, khả năng đẻ trứng của chúng có thể vợt trội hơn mối chúa sơ cấp Mối lính phát triển để bảo vệ tổ khỏi sự xâm phạm côn trùng khác, chủ yếu là Kiến. Mối lính tấn công bất kỳ sự rối loạn tổ nào và có thể phá tường trong tổ khi đang mở rộng tổ.
Cuối cùng, Mối thợ chiếm phần lớn tổ và có trách nhiệm với đa số các nhiệm vụ, bao gồm chăm sóc tổ, bảo trì và sửa chữa tổ, tìm kiếm thức ăn cho tất cả các cá thể còn lại của tổ. Những loại mối khác phụ thuộc vào những con mối thợ tìm kiếm thức ăn, vì mối lính có hàm dưới phát triển thích nghi cho sự phòng thủ, và mối sinh sản thì quá miệt mài với sự đẻ trứng. Vì những con mối thợ tìm kiếm nguồn thức ăn và cung cấp thức ăn cho các cá thể còn lại của tổ nên chúng là loại gây hại trực tiếp đến gỗ trong các công trình kiến trúc./.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét