Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

DỊCH VỤ PHUN THUỐC DIỆT MUỖI TẠI THÁI NGUYÊN VÀ CÁCH TÍNH GIÁ

DỊCH VỤ PHUN THUỐC DIỆT MUỖI TẠI THÁI NGUYÊN VÀ CÁCH TÍNH GIÁ

https://www.facebook.com/PhunthuocdietmuoitaiThaiNguyen?fref=ts
https://www.facebook.com/dietmoitangoctaithainguyen

Liên hệ: 0983 336 957






Để thuận tiện cho việc thanh toán của khách hàng cũng như để quý khách hàng tự tính được chi phí Phun thuốc Muỗi trước khi sử dụng dịch vụ. Chúng tôi xin thông báo để quý vị được biết. Trong thời điểm hiện tại cho đến khi có thông báo mới
DỊCH VỤ PHUN THUỐC DIỆT MUỖI TẠI THÁI NGUYÊN sẽ tính chi phí dịch vụ cho quý vị như sau:
*Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình
- Diện tích sàn nhỏ hơn 100 m2, chi phí trọn gói là – 500.000đồng/lần
- Diện tích sàn lớn hơn 100 m2, chi phí là – 5.000đồng/m2 hoặc 50.000đ/1 lít dung dịch
* Khách hàng là tổ chức, công ty.
Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ phòng và diệt côn trùng hại, DỊCH VỤ PHUN THUỐC DIỆT MUỖI TẠI THÁI NGUYÊN sẽ cử cán bộ đến kiểm tra, khảo sát và trả lời báo giá bằng văn bản. Chúng tôi có đầy đủ giấy tờ, tư cách pháp nhân và Hoá đơn thuế GTGT khi khách hàng yêu cầu.
Trước khi Thanh toán
- Quý Khách hàng tự tính chi phí, ghi vào giấy và ký xác nhận, thanh toán tiền cho nhân viên kỹ thuật và giữ lại 1 bản Giấy xác nhận công việc làm cơ sở bảo hành và chế độ ưu đãi cho những lần phun tiếp theo.
- Quý khách hàng thanh toán trực tiếp cho nhân viên thực hiện của DỊCH VỤ PHUN THUỐC DIỆT MUỖI TẠI THÁI NGUYÊN
- Phần thanh toán đúng theo giá dịch vụ đã thỏa thuận, khách hàng không phải thanh toán bất kỳ một chi phí khác nào.
- Đối với khách hàng là tổ chức, sau khi thỏa thuận ký hợp đồng, nhân viên của DỊCH VỤ PHUN THUỐC DIỆT MUỖI TẠI THÁI NGUYÊN tiến hành công việc, nghiệm thu kết quả thực hiện và thanh toán theo điều khoản của Hợp đồng đã thỏa thuận.

Bảng giá diệt mối trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Bảng giá diệt mối trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Diệt Mối Thái Nguyên xin chân thành cảm ơn quý khách
Mọi thắc mắc xin liên hệ
0983.336.957
Bảng giá diệt mối tại Thái Nguyên được tính như sau:
Giá diệt mối nhà dân < ~ 100 m2 đơn giá là 500.000 ÷ 800.000 đ
Từ 100m2 trở lên sẽ được tính = 800.000 + thêm m2 đư x 5.000đ /m2
Tầng 2, 3, 4, 5 ...được tính = 50% tầng 1
Giá diệt mối tại cơ quan xí nghiệp có diện tích lớn sẽ được tính từ 7.000 đ ÷ 4000 đ/m2 tùy thuộc vào diện tích
Đối với khách hàng ở xa trung tâm thành phố Thái Nguyên > 15km sẽ tính thêm chi phí di chuyển từ 200.000 ÷ 500.000 đ




Mối

Mối


0983 336 957

 tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.
Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa
trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả
đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián.[1][2] Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi
khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối
Hoạt động
Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen.
Sinh sản
Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là
cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính
Tổ chức xã hội
Mối chúa (Mối hậu)

Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.
Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.
Mối thợ
Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.
Mối thợ

 Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như
pháo đài, thành lũy vậy.
Mối lính

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.
Sinh trưởng
Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung
cấp cho mối.
Mối - côn trùng có hại
Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...
Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống
tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa.
Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn
gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ
phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa.

Diệt Mối Tận Gốc tại Thái Nguyên

Diệt Mối Tận Gốc tại Thái Nguyên


Liên Hệ: 0983 336 957

Tập trung được nhiều mối thợ lại sau đó rắc thuốc để mối thợ đem thuốc về tổ lây nhiễm cho mối chúa
1. Nhử mối
* Bước 1:
Đặt mồi nhử: Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối (chọn nơi yên tĩnh càng tốt). Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp. Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 -3 hộp.
* Bước 2:


Rắc thuốc Sau > 15 - 20 ngày (vào mùa ấm) và > 20 - 30 ngày (vào mùa lạnh): Khi thấy xung quanh hộp nhử mối xuất hiện đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp.

Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng thuốc bột PMC 90 rắc đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu mà ta đặt hộp. Bốn ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp.
*Bước 3:
Phun thuốc Sử dụng dung dịch M - 4 hoặc Lentrek 40 EC phun vào đường mối đi và vật liệu bằng gỗ để diệt hết mối thợ còn lại và ngăn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào.
Lưu ý: Trong suốt quá trình đặt hộp nhử mối (15 - 20 ngày hoặc 20 - 30 ngày) tuyệt đối không mở hộp nhử ra xem hoặc xê dịch hộp. Nhử càng được nhiều mối vào trong hộp nhử càng tốt. Vì chúng sẽ mang thuốc lây nhiễm về tổ để tiêu diệt mối chúa và hệ thống tổ mối ngầm trong nhà. Không rắc thuốc vào đợt bắt đầu gió mùa Đông bắc hoặc nhiệt độ không khí dưới 20 độ C
2. Phun thuốc:
Thuốc diệt mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót như: đặ hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của mối hoặc không phun chặn trước, để mối rút chạy trước rồi mới phun v.v… đều không đạt hiệu quả mong muốn.
Mối rất mẫn cảm với ánh sáng, khi mở buồng hoặc kho đang tối thì phải tiến hành phun thuốc ngay vì khi cường độ ánh sáng thay đổi môi lính báo động , mối thợ liền rút chạy, cố nhiên do đường rút hẹp nên mối không thể rút được nhiều nhưng đưới đáy hộp nhử có rất nhiều mối do đó phải phun chặn trước.
Mối sau khi bị dính thuốc là rút chạy về tổ, mối lính có khả năng phát hiện có mùi lạ không cho vào tổ song với số lượng hàng vạn cá thể đồng thời kéo về thì không lực lượng nào ngăn cản được. Chính vì đặc điểm này, trong một công trình phải phun các hộp nhử cũng như các điểm mối ra trong cùng một buổi.
Mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh tổ, song chỉ một bộ phận mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm chết la liệt trong tổ. Từ trung tâm tổ mối phát đi tín hiệu thu quân, các tuyến mối đi kiếm ăn bên ngoài, mặc dầu không bị phun thuốc cũng đều rút về tổ, chỉ để lại một ít mối lính ở lại, song mối lính không tự ăn gỗ được nên 6-7 ngày là chết đói và trước hết là chết khát. ở vị trí ẩm, chúng cũng không sống quá 15 ngày. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả của việc diệt mối. Chỉ cần kiểm tra ở những vị trí không phun thuốc, đường mối bị khô, chỉ có mối lính sống thoi thóp hoặc đã chết khô là đạt yêu cầu. Nếu sau 10 ngày từ khi phun thuốc vẫn còn mối lao động đi ăn cùng với mối lính là chưa đạt yêu cầu.
Tổ mối có sự cân bằng sinh thái riêng, về mùa hè trong tổ mối mát hơn ở ngoài 6-70C; về mùa đông khi nhiệt độ bên ngoài xuống trên dưới 100C, nhiệt độ bên trong tổ mối vẫn đạt 18-200C. Khi có một lượng lớn xác mối thối rữa trong tổ, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nấm hoại sinh phát triển. Chỗ nào mối chết nhiều, sợi nấm như sợi bông phát triển càng dày đặc. Tổ mối nhà bình thường không có cá thể hoặc sợi nấm phát triển. Khai quật những tổ mối sau 7-10 ngày kể từ khi phun thuốc sẽ thấy hiện tượng sợi nấm bao trùm tổ. Điều này cho phép rút ra những nhận xét về mặt kỹ thuật. Diệt mối bằng thuốc lây nhiễm vừa có tác động hoá học vừa có tác động sinh học. Qúa trình xác mối thối rữa, mọc nấm đã góp phần làm cho hệ thống tổ mối bị tiêu diệt hoàn toàn. Phương pháp này có thể áp dụng được trong cả năm.
Khi phun thuốc cần mang theo khẩu trang và găng tay, sau 2-3 ngày dọn bỏ hộp nhử. Mối chết trong lòng đất nên không gây ô nhiễm môi trường, khi tiến hành đơn giản, không cần dùng đến các dụng cụ phức tạp, không cần đào bới nền công trình nên ít tốn kếm công sức, kinh phí và mọi người có thể tự làm.
3. Khoan nền, bơm hoá chất xuống nền công trình:
Phương pháp tuy phức tạp, nhưng duy trì thời gian hoá chất tồn lưu nhiều năm (3 - 5năm). Trong thời gian này Mối không thể làm tổ dưới nền móng.




Phân chia lao động trong tổ mối

Phân chia lao động trong tổ mối
0983 336 957

Mối đất là loại côn trùng có tuổi thọ cao. Ví dụ, con mối chúa có thể sống 15 năm hoặc hơn. Những tổ mối, có thể được tạo ra liên tiếp vào bất kỳ thời gian nào. Lý do khác làm cho mối tồn tại và phát triển mạnh là chúng có thể dùng xenlulo như một nguồn thức ăn. Vì đa số các động vật không thể tiêu hóa được xenlulo và không ăn cây gỗ, riêng mối có ít sự cạnh tranh thức ăn với các loài khác . Cuối cùng, như tất cả các loài khác, mối đất là côn trùng sống thành tập đoàn. Chúng sống trong những tổ lớn, nơi mà tất cả các cá thể sống kết hợp hài hòa cùng nhau trong một tổ chức rất chặt chẽ. Một tổ mối đất có thể có từ khoảng 0.2 – 5 triệu cá thể và có thể có từ 13-14 tổ/0,4ha.
Phân chia lao động trong tổ mối và sự tiến hóa của mối thợ dựa vào nhu cầu của tổ về nguồn thức ăn. Những con mối thợ chịu trách nhiệm đi tìm thức ăn và đem thức ăn về tổ cho các cá thể còn lại của tổ. Vì tổ mối rất lớn (E.g. 100,000 tới 1,000,000) và không phải là tất cả các cá thể đều là mối thợ. Riêng mối thợ được hình thành để kiếm toàn bộ nguồn thức ăn nuôi sống các cá thể khác trong tổ mối.
Tổ mối đất có một kết cấu phức tạp và được phân thành những cấp bậc khác nhau: sinh sản sơ cấp, sinh sản thứ cấp, mối lính, và mối thợ. Mỗi cấp bậc có những trách nhiệm khác nhau. Thời gian hình thành một tổ mối mới và trưởng thành, thông thường từ 5 và 10 năm. Hàng năm có tới một nghìn hoặc hơn nữa loài mối phát tán có cánh từ tổ cha mẹ bay ra và lập thành tổ mới. Sau khi tự tập, mối cánh bị rụng cánh, và những con đực và con cái sống sót ghép thành đôi. Những cặp này trở thành là những con mối vua và mối chúa, hoặc mối sinh sản sơ cấp, lại tạo ra tổ mới. Những con mối vua và mối chúa giao phối định kỳ trong cuộc sống của chúng, sản sinh ra trứng. Dần dần, sự sản xuất trứng được tạo ra bởi mối sinh sản thứ cấp. Ở mối cũng có những cơ quan giới tính đã trưởng thành.
Khi con mối vua và mối chúa chết, mối sinh sản thứ cấp thay thế sinh sản và tiếp tục đẻ trứng duy trì sinh sản cho tổ. Mối sinh sản thứ cấp có thể đẻ trứng, khả năng đẻ trứng của chúng có thể vợt trội hơn mối chúa sơ cấp Mối lính phát triển để bảo vệ tổ khỏi sự xâm phạm côn trùng khác, chủ yếu là Kiến. Mối lính tấn công bất kỳ sự rối loạn tổ nào và có thể phá tường trong tổ khi đang mở rộng tổ.
Cuối cùng, Mối thợ chiếm phần lớn tổ và có trách nhiệm với đa số các nhiệm vụ, bao gồm chăm sóc tổ, bảo trì và sửa chữa tổ, tìm kiếm thức ăn cho tất cả các cá thể còn lại của tổ. Những loại mối khác phụ thuộc vào những con mối thợ tìm kiếm thức ăn, vì mối lính có hàm dưới phát triển thích nghi cho sự phòng thủ, và mối sinh sản thì quá miệt mài với sự đẻ trứng. Vì những con mối thợ tìm kiếm nguồn thức ăn và cung cấp thức ăn cho các cá thể còn lại của tổ nên chúng là loại gây hại trực tiếp đến gỗ trong các công trình kiến trúc./.